28/6/14

PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP 2 (Phần 3)

Trong phần 2 ta đã tìm hiểu cấu trúc nghiệm tổng quát của phương trình vi phân tuyến tính cấp hai thuần nhất
${y}''+p\left( x \right){y}'+q\left( x \right)y=0$     (1)
trong đó hai hàm số $p\left( x \right),q\left( x \right)$ liên tục trong tập $J\subset R$.  
Sau đây, ta sẽ vận dụng kết quả đạt được để giải một số dạng phương trình vi phân cấp 2 đặc biệt:

18/6/14

PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP 2 (Phần 2)

             Ta xét phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 thuần nhất
${y}''+p\left( x \right){y}'+q\left( x \right)y=0$    (1)
trong đó hai hàm số $p\left( x \right),q\left( x \right)$ liên tục trong tập $J\subset R$.
            Trong phần trước ta đã làm rõ một vấn đề: Nếu phương trình (1) có một nghiệm riêng ${{y}_{1}}\left( x \right)$ khác 0 thì luôn tồn tại một nghiệm riêng ${{y}_{2}}\left( x \right)$ của (1) độc lập tuyến tính với ${{y}_{1}}\left( x \right)$, đồng thời ta có thể xác định ${{y}_{2}}\left( x \right)$ thông qua công thức
${{y}_{2}}\left( x \right)={{y}_{1}}\left( x \right)\int{\frac{1}{y_{1}^{2}\left( x \right)}{{e}^{-\int{p\left( x \right)dx}}}dx}$
            Cũng trong phần trước, lần đầu tiên, khái niệm Wronskians của hai hàm số ${{y}_{1}}\left( x \right),{{y}_{2}}\left( x \right)$ đã được xây dựng. Một kết quả hết sức đẹp đẽ mà ta thu nhận: Nếu hai hàm số ${{y}_{1}}\left( x \right),{{y}_{2}}\left( x \right)$ là 2 nghiệm độc lập tuyến tính của (1) thì Wronskian của chúng sẽ khác không với mọi $x\in J$. Đây là nội dung của hệ quả 2. Trong bài viết hôm nay ta sẽ vận dụng hệ quả này để chứng minh định lý quan trọng sau đây:


15/6/14

PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP 2 (Phần 1)

            Trước hết, ta xét phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 thuần nhất
${y}''+p\left( x \right){y}'+q\left( x \right)y=0$ (1)
trong đó hai hàm số $p\left( x \right),q\left( x \right)$  liên tục trong tập $J\subset R$.
            Phương trình (1) luôn có nghiệm tầm thường $y\left( x \right)\equiv 0$.  Tuy nhiên, chúng ta không bất kỳ phương pháp để xác định nghiệm tổng quát của (1)  (trừ một số trường hợp đặc biệt của $p\left( x \right),q\left( x \right)$). Vì thế, trong bài viết này, ta chỉ tìm hiểu một số kết quả quan trọng, giúp ta hiểu biết hơn về nghiệm của phương trình (1).
            Định lý 1. Nếu ${{y}_{1}}\left( x \right)$ là một nghiệm khác 0 của (1) thì tồn tại nghiệm ${{y}_{2}}\left( x \right)$ của (1) sao cho hai hàm ${{y}_{1}}\left( x \right),{{y}_{2}}\left( x \right)$ độc lập tuyến tính ( hai hàm ${{y}_{1}}\left( x \right),{{y}_{2}}\left( x \right)$ được gọi là độc lập tuyến tính nếu không tồn tại hằng số $C$ sao cho ${{y}_{1}}\left( x \right)=C{{y}_{2}}\left( x \right),\forall x\in J$).


2/6/14

PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP 1 (Phần cuối)

 Ta xét phương trình vi phân cấp 1
$M\left( x,y \right)+N\left( x,y \right){y}'=0$  (1)
            Giả sử $M\left( x,y \right)={{p}_{1}}\left( x \right)y-r\left( x \right);N\left( x,y \right)={{p}_{0}}\left( x \right)$, trong đó các hàm số ${{p}_{0}}\left( x \right),{{p}_{1}}\left( x \right),r\left( x \right)$ liên tục trong tập $J\subset R$ và ${{p}_{0}}\left( x \right)\ne 0,\forall x\in J$. Khi đó, phương trình (1) đã cho trở thành
${{p}_{0}}\left( x \right){y}'+{{p}_{1}}\left( x \right)y=r\left( x \right)$ (2)
            Chia cả hai vế của (2) cho ${{p}_{0}}\left( x \right)$, đồng thời ta đặt $p\left( x \right)=\frac{{{p}_{1}}\left( x \right)}{{{p}_{0}}\left( x \right)};q\left( x \right)=\frac{r\left( x \right)}{{{p}_{0}}\left( x \right)}$  thì phương trình (2) có dạng
${y}'+p\left( x \right)y=q\left( x \right)$ (3)
            Phương trình (3) được gọi là phương trình vi phân tuyến tính cấp 1.
            Trước hết ta xét trường hợp đơn giản $q\left( x \right)\equiv 0$. Khi đó, phương trình (3) trở thành
${y}'+p\left( x \right)y=0$ (4)
            Phương trình (4) luôn có nghiệm tầm thường là $y\left( x \right)\equiv 0$. Nếu $y\left( x \right)$ không đồng nhất bằng không, biến đổi (4) về dạng tương đương
$\frac{{{y}'}}{y}=-p\left( x \right)$ (5)
            Lấy tích phân hai vế của (5) ta được
$y=C\exp \left( -\int{p\left( x \right)dx} \right)$ (6)
            Từ (6) cho $C=0$ thì ta được $y\left( x \right)\equiv 0$. Do đó, phương trình (4) có nghiệm tổng quát là (6).
            Để giải (3) ta dùng phương pháp biến thiên hẳng số được sáng tạo bởi Lagrange. Trong (6) ta giả sử hằng số $C$ là một hàm số của $x$, tức là

$y\left( x \right)=C\left( x \right)\exp \left( -\int{p\left( x \right)dx} \right)$ (7)